Piora hiểu rằng các chủ spa cũng như các nhà đầu tư có ý định mở spa mini tại nhà sẽ có nhiều thắc mắc rằng không biết cần chuẩn bị những gì để kinh doanh được hiệu quả. Vậy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Thứ nhất: Hãy học nghề chăm sóc spa chuẩn và bài bản
Sẽ là một lợi thế rất lớn nếu bạn đã có kiến thức về spa hay từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bạn sẽ biết được quy trình làm đẹp gồm những bước nào cũng như cách chăm sóc da mới nhất hiện nay. Có kinh nghiệm là một lợi thế để bạn biết cách tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt nhu cầu và đáp ứng đúng mọi nguyện vọng của họ.
Tuy nhiên, để chắc chắn rằng bạn đủ am hiểu và nâng cao trình độ từ nhân viên spa trở lên thì hãy tham gia các khóa học và đạt các chứng chỉ. Chứng chỉ hay giấy chứng nhận về bằng cấp sẽ giúp khách hàng tin tưởng khi sử dụng dịch vụ tại spa của bạn. Hơn nữa, khi tham gia những khóa đào tạo chuyên sâu, bạn cũng sẽ khám phá ra điểm mạnh của bản thân để định hướng dịch vụ phát triển mô hình spa của riêng mình sau này.

Bên cạnh đó, khi đã có kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm, bạn cũng cần học cách quản lý nhân sự và vận hành spa nếu bạn đã quyết định kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp này.
Thứ hai: Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khi mở spa tại nhà

Muốn mô hình spa tại nhà được vận hành, bạn cần phải đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Có thể làm thủ tục đăng ký tại cơ quan cấp Quận/ Huyện. Những thủ tục mở spa kinh doanh tại nhà gồm:
- Chuẩn bị những hồ sơ cần thiết như: giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hộ khẩu, bản sao CMND, Hợp đồng thuê mặt bằng ( riêng với thuê mặt bằng khác địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ hộ khẩu), Bản sao chứng chỉ hành nghề chăm sóc da/massage/…. Những giấy tờ bản sao bắt buộc phải có công chứng.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình và nộp lệ phí theo quy định.
- Đăng ký, kê khai, đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Cân nhắc số vốn hiện có để xây dựng spa
Bạn cần chắc chắn số tiền mình đang có để đầu tư xây dựng spa tại nhà. Mặc dù đây là mô hình spa nhỏ nhưng ít nhất bạn cũng phải có số vốn đầu tư trên 50 triệu đồng.
Chi phí này dùng để đầu tư máy móc trang thiết bị giúp spa có thể vận hành. Bạn cũng cần giữ lại một khoản tiền làm vốn tích lũy (bên cạnh khoản vốn đầu tư) để dự trù những trường hợp phát sinh khi kinh doanh.

Thông thường, những spa hộ cá nhân chỉ cần 2-3 giường spa cho khách, bên cạnh đó sẽ là máy thải độc chì, máy hút mụn, máy xông hơi,… cùng các loại mỹ phẩm chăm sóc da thịnh hành. Nên giữ lại các giấy tờ của các loại mỹ phẩm để chứng minh xuất xứ khi được kiểm tra.
Hiện nay, khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm làm đẹp thân thiện với thiên nhiên.
Thứ tư: Xây dựng thương hiệu, thiết kế và trang trí spa

Sau khi cân nhắc tính toán kinh phí xây dựng, bạn cần quan tâm tới thương hiệu và thiết kế đặc trưng của spa. Khách hàng đến với spa bởi dịch vụ họ cần và bởi thương hiệu cùng cách chăm sóc, thiết kế bắt mắt hợp lý.
Mặc dù là hộ kinh doanh nhưng spa cũng cần chú ý đồng bộ những chi tiết: logo, tranh ảnh, màu sắc nội thất, sự hài hòa giữa giường spa và không gian xung quanh. Chính những điều này khiến spa của bạn ấn tượng hơn trong mắt khách hàng.
Thứ năm: Tiến hành tuyển dụng nhân sự cho spa của bạn

Để spa có thể vận hành ổn định, bạn cần tuyển thêm nhân sự để hỗ trợ mình trong phát triển kinh doanh. Cần kiểm tra và tuyển dụng những nhân viên có kỹ thuật bởi tay nghề của nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của lĩnh vực kinh doanh spa.
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn setup và vận hành tối ưu spa nhé.