Mụn bọc là dạng biến chuyển nặng của mụn trứng cá, xuất hiện cả ở nam và nữ. Mụn bọc gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người nhìn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những giải pháp khắc phục khi gặp mụn bọc.
Nội dung bài viết
1. Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là loại mụn hình thành do sự viêm nhiễm của vi khuẩn có ở nang lông. Vi khuẩn này sẽ không gây hại cho da ở điều kiện bình thường. Nhưng nếu lỗ chân lông bị bã nhờn hay dầu thừa bịt kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đi sâu vào trong da gây viêm nhiễm và hình thành mụn.
2. Các giai đoạn phát triển của mụn bọc
Mụn bọc xuất hiện một thời gian khá dài tại mặt và các vị trí khác trên cơ thể. Mụn bọc từ khi bắt đầu hình thành và phát triển được chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trạng thái ban đầu của mụn bọc sẽ là mụn trứng cá hoặc các vết mụn nhỏ chưa nhận biết rõ ràng. Với những tác động của bụi bẩn, vi khuẩn tấn công vào da sẽ biến những vết mụn nhỏ này phát triển thành mụn bọc.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn mụn sưng to, có nhiều dịch mủ. Dịch mủ này sẽ tồn tại trong thời gian dài, nếu các bạn chạm tay thường xuyên lên vết mụn sẽ làm cho đầu mụn bị chai và để lại thâm khó lành.
Giai đoạn 3: Tới giai đoạn này, mụn sẽ chín mủ và được đẩy lên bề mặt da kèm theo mủ và máu. Tuy nhiên, thâm mụn sẽ vẫn kéo dài tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc của mỗi người.
3. Các nguyên nhân gây ra mụn bọc
Nguyên nhân mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cằm xuất hiện khá phổ biến, khiến ai trong chúng ta cũng khó chịu và mất tự tin đi rất nhiều. Chưa kể mụn bọc ở cằm còn là điềm báo về tình trạng sức khỏe không tốt. Dưới đây là cách cách trị mụn bọc ở cằm dứt điểm mà bạn nên biết.
Dưới da của bạn là các tuyến dầu nhỏ, được gọi là tuyến bã nhờn, sản xuất lượng dầu trên mặt. Khi lỗ chân lông của bạn bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu thừa và các tế bào da chết, vi khuẩn có thể phát triển bên trong chúng, tạo ra một vết sưng tấy gọi là mụn bọc. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Phụ nữ có nhiều khả năng bị mụn bọc ở cằm hơn nam giới. Một số phụ nữ nhận thấy nhiều mụn bọc xuất hiện nhiều hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt khi lượng hormone trong người thay đổi.
- Kích ứng từ quần áo hoặc mỹ phẩm cũng có thể gây ra mụn bọc ở cằm,
- Sử dụng sửa rửa mặt hoặc trang điểm có thành phần gây kích ứng
- Đội mũ bảo hiểm có quai ngang cằm hoặc mặc áo có cổ chạm vào cằm của bạn thường xuyên
Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân và báo hiệu bệnh
Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi chính là do vi khuẩn P.acnes. Nói cụ thể là do quá trình bài tiết nhiều, tăng lượng bã nhờn dư thừa dễ hình thành mụn. Mụn bọc ở mũi là một loại mụn bị viêm, sưng to, có mủ ẩn dưới da mũi gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ. So với vị trí khác thì thường mụn bọc ở mũi sẽ đau nhức hơn những vị trí khác.
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt:
- Cơ thể bị rối loạn chức năng gan và các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…
- Hệ tiêu hóa bất ổn, dạ dày và nội tạng bị nóng.
- Ngoài ra còn có thể liên quan đến các bệnh về tim mạch. Nếu mũi bạn sưng phù vì mụn bọc thì có thể bạn đang bị bệnh huyết áp cao.
- Mụn bọc ở mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh viêm xoang hay dùng ngón tay ngoáy mũi nhiều sẽ khiến cho niêm mạc mũi trầy xước.
Nguyên nhân mụn bọc ở trán và ở má
Mụn bọc tại mỗi vị trí trên gương mặt sẽ phản ánh một nguyên nhân khác nhau. Vậy nếu bạn bị mụn bọc ở trán, mũi, cằm thì nguyên nhân chính là do việc sản xuất chất nhờn trên mặt quá nhiều. Vậy mụn bọc ở má và ở trán nguyên nhân là do đâu. Chắc hẳn là đến từ trong cơ thể bạn. Cụ thể là:
- Việc thường xuyên thức khuya dẫn đến mụn bọc ở trán ngày càng nhiều.
- Nghĩ nhiều, stress gây nên mụn bọc ở trán. Đặc biệt mụn bọc sẽ mọc nhiều ở vị trí trung tâm trán và chân tóc.
- Dùng mỹ phẩm gây kích ứng ở da sẽ gây nên mụn ở trán và các vị trí khác trên khuôn mặt. Thậm chí khiến mụn bọc ở má hình thành.
- Nặn mụn, vệ sinh da mặt sai cách.
- Do cơ địa dễ nổi mụn bọc ở má.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng khiến mụn bọc ở má và ở trán phát triển.
- Dùng mỹ phẩm kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc ở má và mụn bọc ở trán xuất hiện.
4. Các dạng mụn bọc thường gặp
Mụn bọc không nhân
Khi da mặt tiết bã nhờn quá nhiều và không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ như một lớp keo dính các chất bụi bẩn và tế bào chết, hình thành nên một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn lan rộng và đi sâu vào lớp đáy biểu bì sẽ tạo ra những nốt mụn bọc không nhân gây đau nhức và việc điều trị thường rất khó khăn.
Mụn không nhân còn được coi là giai đoạn đầu của mụn mủ. Nếu làn da không được điều trị tốt cũng như vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ phát triển mạnh và gây ra những hệ lụy như: sẹo rỗ, thâm mụn…
Mụn bọc sưng không đầu
Mụn bọc sưng không đầu thực chất là dạng mụn bọc bị sưng to, đỏ ửng ở các vùng da xung quanh, khi sờ vào sẽ rất cứng. Loại mụn này cũng có nhân nằm sâu trong da và nang lông nên thường rất lâu khỏi. Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn đáng sợ nhất khi vừa gây cảm giác nhức nhối dưới da vừa khó để điều trị, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Những người ở tuổi dậy thì rất dễ bị mụn này do thời kỳ nội tiết tố hoạt động mạnh. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn sẽ lây lan rộng ra mặt và dễ tái đi tái lại.
Mụn bọc trắng
Mụn bọc trắng rất dễ tấn công ồ ạt vào mùa hè. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, vi khuẩn P.acnes phát triển quá mức. Bên cạnh đó, thời tiết tăng 1 độ thì da mặt sẽ tăng tiết bã nhờn tới 10%. Điều này khiến da bị nhờn bóng, dễ bít tắc lỗ chân lông khiến mụn nổi lên.
Khác với những loại mụn khác, mụn bọc trắng thường không sưng và viêm đỏ. Chúng nổi thành những nốt gồ ghề trên bề mặt da thành từng mảng sần sùi. Loại mụn này sẽ rất khó điều trị nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng.
Mụn bọc máu
Mụn bọc máu cũng là một loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì. Biểu hiện của loại mụn này là các nốt to tròn, có mủ và kèm theo máu. Chúng có kích thước to, có đầu mủ trắng tròn.
Nếu không chăm sóc da bị mụn bọc đúng cách, mụn bị vỡ có thể lây lan sang vùng da xung quanh và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Mụn bọc bị chai
Mụn bọc bị chai là loại mụn có nhân mụn bị đông cứng dưới bề mặt da. Sở dĩ, mụn bọc bị chai, sưng to vì phần nhân mụn nằm bên trong các lớp da không được loại bỏ hoàn toàn. Khi bị tác động bởi các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc việc nặn mụn khiến chúng bị chai lì, không xẹp xuống mà cũng không thể trồi lên trên được, bị vôi hóa và cứng lại.
Khi mụn chín, các nhân mụn sẽ đẩy ra ngoài da giúp bạn dễ lấy bỏ hơn. Nhưng đôi khi đầu mụn bọc nhẵn, tròn và chai khiến bạn khó lấy mụn và gây đau.
Mụn bọc có mủ
Mụn bọc mủ là biểu hiện của viêm nhiễm da trầm trọng. Nguyên nhân hình thành là do các ổ vi khuẩn dưới lỗ chân lông gây viêm nhiễm và xuất hiện trên bề mặt da.
Mụn bọc có mủ khác với các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng,… là kích thước lớn hơn. Loại mụn này gây đau đớn và mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho người bị mụn, đặc biệt là khi nổi trên bề mặt da thì rất dễ bị vỡ.
Mụn bọc nước
Biểu hiện của mụn bọc nước là phần da trồi lên, có chứa dịch bên trong. Khi bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ chứa đầy mủ vàng và máu, gây sưng đau, đỏ, và ngứa. Loại mụn này thường xuyên tái phát và mọc ở những nơi bất thường như mí mắt, trong miệng, mép, rìa môi.